Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen
HAPPY PARENTING with Tu-Anh Nguyen - Cha mẹ vui vẻ, con trẻ hạnh phúc.
Chào bạn! Mình là Tú Anh, mẹ của 2 bé gái sinh năm 2018 và 2019, đang sống tại Tp. Hồ Chí Minh.
Mình là NCS. Tiến sĩ Tâm lý Nhi & Thạc sĩ Tâm lý, với chuyên môn Tâm lý Trẻ em - Cha mẹ, và là nhà thực hành tâm lý học được đào tạo bài bản từ các tổ chức quốc tế và các trường Đại học uy tín trên thế giới. Mình cung cấp dịch vụ tham vấn và các chương trình Đào tạo Cha mẹ Nuôi dạy con, dựa trên hướng tiếp cận chuyên môn: Tâm lý Phát triển (Development Psychology) – Cá nhân hóa (Individualization) – Tình cảm Gắn bó (Relationship-based approach).
Happy Parenting là nơi chia sẻ kiến thức & kinh nghiệm nuôi dạy con theo khoa học. Với định hướng nuôi dạy con dựa trên sự tôn trọng và tình yêu thương, mong rằng các bậc cha mẹ có thể tạo nên một hành trình khôn lớn cùng con đầy ý nghĩa và nhiều niềm vui.
- - - - -
Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych)
Ncs Tiến sĩ Tâm lý Nhi
Parent-Child Counselor
Parent Educator from Happy Parenting
Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen
#04 Nói chuyện với em bé nhỏ như thế nào để giúp con phát triển ngôn ngữ tốt nhất?
Từ vài tháng tuổi trở đi, một vài em bé đã bắt đầu ê a và thích “hóng hớt” – và bố mẹ nào đến thời điểm này cũng muốn tìm cách để hỗ trợ con học nói thật tốt. Vậy thì bố mẹ nên “ù quoa ù quoa, ập pa ập pa, tu tu ta ta” giống y như ngôn ngữ của con, hay nên nói chuyện với con chuẩn theo tiếng người lớn?
Câu trả lời là, hãy nói với con bằng “tiếng người lớn với ngữ điệu trẻ con”!
Các nội dung được đề cập trong tập này:
- Cách nói này có hiệu quả với con không?
- Nói thế nào để có kết quả tốt nhất?
- Cần lưu ý gì?
- Lợi ích khi nói chuyện với con bằng “tiếng người lớn với ngữ điệu trẻ con”?
- - - - -
Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych)
Ncs Tiến sĩ Tâm lý Nhi
Parent-Child Counselor
Parent Educator from Happy Parenting
➫ Facebook: https://facebook.com/tuanh.psych
➫ Instagram: https://www.instagram.com/happyparenting.vn
➫ Website: https://happyparenting.vn
➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com
____________________
©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen
©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up
#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn #lamchametichcuc #daycondungcach #tamlytre em #tamlynhi #tuanhnguyen
NÓI CHUYỆN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ GIÚP CON PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HIỆU QUẢ?
Từ vài tháng tuổi trở đi, một vài em bé đã bắt đầu ê a và thích “hóng hớt” – và bố mẹ nào đến thời điểm này cũng muốn tìm cách để hỗ trợ con học nói thật tốt. Vậy thì bố mẹ nên “ù quoa ù quoa, ập pa ập pa, tu tu ta ta” giống y như ngôn ngữ của con, hay nên nói chuyện với con chuẩn theo tiếng người lớn?
Câu trả lời là, hãy nói với con bằng “tiếng người lớn với ngữ điệu trẻ con”!
Hãy thử kiểm tra: khi bạn nói chuyện với con bằng một âm giọng bình thường, nghiêm túc và vẻ mặt không biểu lộ cảm xúc gì, con có phản ứng lại vui vẻ không? Còn nếu bạn tiến đến con và nói chuyện với một gương mặt vô cùng hồ hởi, biểu cảm mừng vui qua cả giọng nói, tự động mắt con sẽ sáng lên thích thú, con sẽ cười và đáp lời bạn nữa.
Vậy thì, hãy nói chuyện với một em bé nhỏ như thể bạn đang lồng tiếng hay làm diễn viên trong một bộ phim hoạt hình! Dùng tông giọng cao hơn, nói như hát, phát âm kéo dài ra, thay đổi ngữ điệu liên tục. Ví dụ:
- Đây là một cái xe tải to / Đây là một cái xe tải tooooooooooo
- Sợi dây này thật dài / Sợi dây này thật dàiiiiiiiii
Cách nói này có hiệu quả với con không?
Thực tế không ai chối cãi là trẻ con luôn thích nghe ca nhạc và thường bị thu hút bởi quảng cáo. Âm nhạc và ngữ điệu trầm bổng có tác dụng kích thích tế bào cảm thụ âm thanh, và giúp con nghi nhớ tốt hơn âm thanh của từ ngữ, ngữ điệu của câu nói, và cả gương mặt của người nói chuyện. Vì vậy, nói chuyện với con bằng “tiếng người lớn với ngữ điệu trẻ con” sẽ có tác dụng thu hút sự chú ý của con.
Nói thế nào để có kết quả tốt nhất?
- Luôn nói những từ có nghĩa, kéo dài nguyên âm
- Nói giọng cao hơn 1 tông, cùng với ngữ điệu trầm bổng
- Nói như đang đọc một bài thơ
- Với những từ mới hoặc từ phức tạp, phát âm thật rõ ràng và nhấn mạnh
- Nhìn vào mắt con khi nói, cười cùng con
- Biểu lộ thật nhiều cảm xúc khi nói: mở to mắt, nhíu mày, nhướn lông mày, chun mũi… để nhấn mạnh vào cảm xúc
- Nói chuyện trực tiếp với con nhiều nhất có thể, áp dụng cả khi đọc sách cho con để con cảm thấy việc đọc sách thật vui!
Cần lưu ý gì?
- Không dùng cách ê a, bập bẹ với những từ ngữ không có ý nghĩa của con. Hãy nói chuyện với con bằng ngôn ngữ trong giao tiếp bình thường, và điều chỉnh âm giọng trầm bổng để thu hút sự chú ý của con.
- Không thay đổi cấu trúc câu, sáng chế ra từ mới hay ngữ pháp mới lạ.
- Không gây nhầm lẫn với con giữa từ ngữ có nghĩa và âm thanh của từ đó. Ví dụ: “Đây là chiếc xe lửa, đây không phải chiếc bí bo xình xịch. Xe lửa thì kêu bí bo xình xịch”. Hoặc, “đây là bạn chó, bạn chó thì kêu là gâu gâu”. Con mình ngày xưa rất hay nói như vậy. Mỗi khi thấy chó thì con sẽ chỉ và bảo là “gâu gâu”, thấy chim thì gọi là “chíp chíp”, và khi bà ngoại cầm con cừu lên hỏi: “An ơi đây là con gì?”, thì An trả lời: “con bà bà” – từ bài hát bah-bah black sheep have you any wool?
- Hãy luôn cười và biểu lộ thái độ vui vẻ khi nói chuyện với con, vì con sẽ cảm thấy người đang nói chuyện với mình thật thân thiện và dễ mến.
Lợi ích khi nói chuyện với con bằng “tiếng người lớn với ngữ điệu trẻ con”?
- Con sẽ tập trung chú ý được lâu hơn. Con càng chú ý lâu vào người đang nói chuyện, con sẽ tiếp nhận được nhiều thông tin và từ vựng hơn. Tương tự với việc đọc sách, con sẽ chịu ngồi xem được lâu hơn.
- Biểu cảm “làm lố” (thậm xưng) sẽ giúp con phân biệt được các loại cảm xúc khác nhau.
- Con sẽ học được cách liên kết giữa âm giọng và nét mặt để hiểu về cảm xúc của người đối diện.
- Con sẽ bắt chước và học nói nhanh hơn, vì con thấy hào hứng với cuộc hội thoại này và cũng muốn được tham gia.
Thời gian đầu bố mẹ có thể cảm thấy bản thân hơi … ngớ ngẩn khi nói chuyện với con kiểu như thế này. Nhưng khi con bắt đầu có tương tác lại, thì sẽ rất vui!
À, không phải em bé nào cũng ê a sớm nhé. Thực tế là cũng có những em bé sẽ không phát ra bất kỳ âm thanh gì cả, ngoại trừ tiếng khóc, trong suốt 12 tháng đầu đời – con mình đó các mẹ. Nhưng đến 2 tuổi thì nói không khác gì một con vẹt các mẹ ạ. Nên nếu dưới 2 tuổi mà con vẫn chưa biết nói thì bố mẹ đừng quá lo lắng, cứ kiên nhẫn nói chuyện thật nhiều, đọc sách thật nhiều và tương tác với con. Đến một ngày con đã nói sõi rồi thì bịt miệng con không kịp đâu
- - - - -
Tu-Anh NguyenHeartWise® Parent Coach
Certified Positive Discipline Parent Educator
www.happyparenting.vn