Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen

#17 Tự kỷ & Tăng động Giảm chú ý - Những dấu hiệu nhận biết sớm

July 25, 2020 Tu-Anh Nguyen Episode 17
Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen
#17 Tự kỷ & Tăng động Giảm chú ý - Những dấu hiệu nhận biết sớm
Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen +
Become a supporter of the show!
Starting at $3/month
Support
Show Notes Transcript

Bài viết hôm nay hơi "nặng" hơn bình thường một chút. Mình muốn chia sẻ các kiến thức tổng quan và các dấu hiệu nhận biết sớm về 2 vấn đề sức khoẻ tâm lý đang ngày càng gia tăng nhiều hơn ở trẻ nhỏ: Rối loạn phổ Tự kỷ (Autism Spectrum Disorder) và Rối loạn Tăng động Giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder - ADHD).

Mình không phải là bác sĩ và cũng không phải chuyên gia y tế. Những thông tin mình chia sẻ dưới đây được tham khảo từ các nguồn đáng tin cậy và rõ ràng. Bố mẹ nên tự trang bị nền tảng kiến thức khoa học và cần luôn để ý, quan sát con thật kỹ.


Tập podcast này sẽ nói về những nội dung:

 - Tự kỷ và Tăng động giảm chú ý dễ bị nhầm lẫn

- Rối loạn phổ Tự kỷ - Autism Spectrum Disorder thường có những biểu hiện gì?

 - Tăng động Giảm chú ý - Attention deficit hyperactivity disorder (ADHD) thường có những biểu hiện gì?

 - Có chữa được không?


Lời nhắn nhủ cuối

- Không phải khi có các biểu hiện trên, bố mẹ có thể kết luận ngay rằng con mình bị rối loạn Tăng động Giảm chú ý hay Tự kỷ.
- Các vấn đề sức khoẻ khác như: suy giảm thính lực, rối loạn giấc ngủ, các sang chấn tâm lý có nguyên nhân từ biến cố cuộc sống hay gia đình cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhất thời.
- Khi cảm thấy băn khoăn về con, hãy tìm đến các chuyên gia uy tín để được thăm khám và tư vấn chuyên sâu.


Sinh ra một đứa con hoàn toàn bình thường và khoẻ mạnh - đó thật sự là một may mắn nhất trần đời. Nếu chẳng may con có vấn đề, có thể nặng hoặc nhẹ, thì việc can thiệp càng sớm càng tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều cho tương lai của con


Support the show


- - - - -
Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych)
Ncs Tiến sĩ Tâm lý Nhi
Parent-Child Counselor
Parent Educator from Happy Parenting

➫ Facebook: https://facebook.com/tuanh.psych
➫ Instagram: https://www.instagram.com/happyparenting.vn
➫ Website: https://happyparenting.vn
➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com

____________________
©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen
©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up

#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn #lamchametichcuc #daycondungcach #tamlytre em #tamlynhi #tuanhnguyen


TỰ KỶ VS TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý - NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM


Bài viết hôm nay hơi "nặng" hơn bình thường một chút. Mình muốn chia sẻ các kiến thức tổng quan và các dấu hiệu nhận biết sớm về 2 vấn đề sức khoẻ tâm lý đang ngày càng gia tăng nhiều hơn ở trẻ nhỏ: Rối loạn phổ Tự kỷ (Autism Spectrum Disorder) và Rối loạn Tăng động Giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder - ADHD).

Mình không phải là bác sĩ và cũng không phải chuyên gia y tế. Những thông tin mình chia sẻ dưới đây được tham khảo từ các nguồn đáng tin cậy và rõ ràng. Bố mẹ nên tự trang bị nền tảng kiến thức khoa học và cần luôn để ý, quan sát con thật kỹ.Tự kỷ và Tăng động giảm chú ý dễ bị nhầm lẫn

Nhìn chung, một số biểu hiện tương đồng dễ gây nhầm lẫn ở trẻ Tự kỷ và trẻ Tăng động giảm chú ý là:
- Gặp khó khăn trong việc tập trung và chú ý trong cuộc sống
- Chậm phát triển ngôn ngữ, gặp trở ngại trong giao tiếp, tương tác với người khác
- Quá mẫn cảm với các yếu tố kích thích từ bên ngoài lên giác quan
- Gặp khó khăn trong việc tự điều tiết cảm xúc của bản thân
- Trẻ lớn không có kết quả học tập tốt

Thật sự với các phụ huynh nếu không tìm hiểu sâu về 2 vấn đề rối loạn này, thường dễ bị nhầm lẫn và khó phân biệt. Ngoài ra, rất nhiều trẻ và cả người lớn có thể bị cả 2 rối loạn trên cùng một lúc.


Rối loạn Tự kỷ - Autism Spectrum Disorder thường có những biểu hiện gì?

- Tự kỷ là một bệnh rối loạn phát triển ở hệ thần kinh và não bộ, không phải là bệnh trầm cảm.
- Thường gây ảnh hưởng đến các chức năng giao tiếp, kỹ năng xã hội, cách suy nghĩ và các hành vi bất thường
- Trẻ tự kỷ thường không thể tập trung vào thứ chúng không thích, ví dụ như đọc sách hay chơi puzzle. Nhưng lại thường ám ảnh quá mức về một thứ cụ thể nào đó như màu sắc, hình khối, chuyển động lặp đi lặp lại nào đó, hoặc nói liên tục và lặp lại hàng giờ về một sự vật sự việc.
- Thường hay né tránh việc giao tiếp bằng mắt và các đụng chạm cơ thể với người thân. Gặp khó khăn trong việc sử dụng từ ngữ để diễn tả cảm xúc hoặc suy nghĩ.
- Không để tâm lắm đến các mối quan hệ xã hội xung quanh, có xu hướng thích chơi một mình, không có khả năng nhận biết tốt các tín hiệu giao tiếp không dùng lời.
- Có thể biểu hiện thiếu hụt rõ ràng ở một kỹ năng hay mốc phát triển nào đó, đồng thời lại rất vượt trội ở một mảng kỹ năng khác.
- Thường sử dụng các hành vi rất mạnh để tự dỗ dành và trấn an bản thân. Không có khả năng nhận biết tốt về sự an toàn - nguy hiểm.
- Rất cần được sinh hoạt theo một lịch trình cụ thể cố định. Dù chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể làm trẻ Tự kỷ thất vọng và mất kiểm soát.

Có nhiều dạng Rối loạn Tự kỷ khác nhau với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Một số dạng có thể nhẹ đến mức người ngoài không thể nhận ra được. Chứng rối loạn tự kỷ có thể được phát hiện sớm nhất từ 24 tháng tuổi. Nhưng thường thời điểm  để các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác hơn là sau 4 tuổi. Càng phát hiện và được chẩn đoán muộn chừng nào, con trẻ càng mất đi cơ hội được hỗ trợ và được "sửa lỗi", để giảm thiểu tối đa các thiệt hại do bệnh gây ra.


Tăng động Giảm chú ý - Attention deficit hyperactivity disorder (ADHD) thường có những biểu hiện gì?

- Tăng động Giảm chú ý cũng là một rối loạn ở hệ thần kinh và não bộ
- Gây ảnh hưởng đến việc Tập trung, Chú ý, khả năng ngồi yên một chỗ và khả năng tự điều tiết các hành vi bốc đồng
- Không thích và thường né tránh các việc cần phải tập trung để thực hiện
- Thường nói liên tục và nói rất nhiều, hay chen ngang khi người khác đang nói chuyện và không để tâm đến điều người khác đang nói.
- Không có khả năng lắng nghe tốt, không có khả năng làm theo hướng dẫn, gặp khó khăn khi phải kiên nhẫn, xếp hàng chờ đến lượt.
- Gặp khó khăn trong việc tự điều tiết cảm xúc, khó kiểm soát các hành vi và sự bốc đồng của bản thân.
- Có xu hướng thiên về bạo lực hay các hoạt động nhiều rủi ro.
- Không thích các hoạt động phải thực hiện lâu hay phải theo lịch trình lặp đi lặp lại.


Có chữa được không?
- Nguyên nhân chắc chắn của cả 2 chứng rối loạn trên cho đến thời điểm này đều chưa được kết luận rõ. Nhưng các chuyên gia y khoa phần lớn đều tin rằng nguyên nhân đến từ cả di truyền và các yếu tố tác động từ môi trường sống bên ngoài.
- Cần có sự thay đổi về cách giao tiếp giữa con trẻ và người lớn, thay đổi trong lối sống và sinh hoạt, kết hợp giữa các bác sĩ, chuyên gia, gia đình và nhà trường.
- Cả 2 chứng rối loạn này đều cần được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý, vật lý trị liệu hỗ trợ kỹ năng, và có thể cả thuốc, một cách phù hợp với từng trường hợp, kịp thời và đúng lúc, càng sớm càng tốt.
- Với cả 2 bệnh này, nếu được chẩn đoán sớm và được can thiệp hỗ trợ đúng cách, phần lớn trẻ em có thể bắt kịp các mốc phát triển theo độ tuổi, nâng cao khả năng học tập, có chất lượng cuộc sống (gần như) bình thường và hạnh phúc.


Lời nhắn nhủ cuối

- Không phải khi có các biểu hiện trên, bố mẹ có thể kết luận ngay rằng con mình bị rối loạn Tăng động Giảm chú ý hay Tự kỷ.
- Các vấn đề sức khoẻ khác như: suy giảm thính lực, rối loạn giấc ngủ, các sang chấn tâm lý có nguyên nhân từ biến cố cuộc sống hay gia đình cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhất thời.
- Khi cảm thấy băn khoăn về con, hãy tìm đến các chuyên gia uy tín để được thăm khám và tư vấn chuyên sâu.Sinh ra một đứa con hoàn toàn bình thường và khoẻ mạnh - đó thật sự là một may mắn nhất trần đời. Nếu chẳng may con có vấn đề, có thể nặng hoặc nhẹ, thì việc can thiệp càng sớm càng tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều cho tương lai của con


Nguồn tham khảo:
- "Is it ADHD - or Autism?", Harvard Health Publishing: https://www.health.harvard.edu/blog/is-it-adhd-or-autism-201510278462
- "ADHD or Autism?", WebMD: https://www.webmd.com/add-adhd/childhood-adhd/adhd-or-autism
- "The Difference Between ADHD and Autism", Understood: https://www.understood.org/en/learning-thinking-differences/child-learning-disabilities/add-adhd/the-difference-between-adhd-and-autism
- - - - -
Tu-Anh Nguyen
HeartWise® Parent Coach
Certified Positive Discipline Parent Educator
www.happyparenting.vn