Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen

#20 Tìm hiểu về dị ứng đạm sữa bò

August 02, 2020 Tu-Anh Nguyen Episode 20
Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen
#20 Tìm hiểu về dị ứng đạm sữa bò
Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen +
Become a supporter of the show!
Starting at $3/month
Support
Show Notes Transcript

Con mình từ khi mới sinh ra thì nôn trớ rất nhiều, hay quấy khóc, poopoo ra máu, chàm da cơ địa, nổi mẩn, da không lúc nào mịn màng cả… tất cả những triệu chứng này gom lại, thì sau này đi khám các bác sĩ kết luận là dị ứng đạm sữa bò. Câu chuyện mình phát hiện con bị dị ứng đã được kể ở đây.

Tuy nhiên, không phải em bé nào có những triệu chứng kể trên đều dị ứng sữa. Nếu con có bất kỳ biểu hiện gì bất thường, điều đầu tiên cần làm là hãy đưa con đi bác sĩ!

Các nội dung sẽ được chia sẻ trong tập podcast này:

 - CÁC BIỂU HIỆN CỦA DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ
 - HIỂU ĐÚNG VỀ DỊ ỨNG SỮA
 - VẬY DỊ ỨNG SỮA THÌ UỐNG SỮA GÌ?
 - DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ CÓ KHỎI KHÔNG?
 - DỊ ỨNG CÓ THỂ LÀM XÉT NGHIỆM KHÔNG?



Support the show


- - - - -
Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych)
Ncs Tiến sĩ Tâm lý Nhi
Parent-Child Counselor
Parent Educator from Happy Parenting

➫ Facebook: https://facebook.com/tuanh.psych
➫ Instagram: https://www.instagram.com/happyparenting.vn
➫ Website: https://happyparenting.vn
➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com

____________________
©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen
©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up

#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn #lamchametichcuc #daycondungcach #tamlytre em #tamlynhi #tuanhnguyen


TÌM HIỂU VỀ DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ

Con mình từ khi mới sinh ra thì nôn trớ rất nhiều, hay quấy khóc, poopoo ra máu, chàm da cơ địa, nổi mẩn, da không lúc nào mịn màng cả… tất cả những triệu chứng này gom lại, thì sau này đi khám các bác sĩ kết luận là dị ứng đạm sữa bò. Câu chuyện mình phát hiện con bị dị ứng đã được kể ở đây.

Tuy nhiên, không phải em bé nào có những triệu chứng kể trên đều dị ứng sữa. Nếu con có bất kỳ biểu hiện gì bất thường, điều đầu tiên cần làm là hãy đưa con đi bác sĩ!

CÁC BIỂU HIỆN CỦA DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ:

  • Biểu hiện ngoài da: nổi mẩn đỏ, nổi hột, nổi mề đay, đỏ da, ngứa ngáy, sưng phù môi, mắt
  • Biểu hiện về tiêu hoá: đau bụng quấy khóc, nôn ra máu, ị ra máu
  • Biểu hiện về hô hấp: ho, khó thở, khò khè,…

Source: WebMD

HIỂU ĐÚNG VỀ DỊ ỨNG SỮA


Trước tiên, nếu con bị dị ứng mẹ hãy bình tĩnh và đừng quá lo lắng. Dị ứng sữa (cụ thể hơn là dị ứng đạm sữa bò) là một dị ứng khá phổ biến, xảy ra với khoảng 7% trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Chỉ cần mẹ để ý thì con có thế sống bình yên với dị ứng, cho đến khi con khỏi hẳn.

Bé bị dị ứng đạm sữa bò nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể bé phát hiện (nhầm lẫn) chất đạm trong sữa là tác nhân có hại, cơ thể tự phản kháng lại sự xâm nhập lạ đó bằng cách phát ra các tín hiệu là các biểu hiện dị ứng đã liệt kê ở trên. Để báo hiệu cho mình biết là: “ồ, có gì đó không ổn rồi”. Điều này xảy ra khi con uống sữa công thức hoặc sữa mẹ nếu mẹ có ăn rất nhiều chế phẩm từ sữa hoặc thịt bò (thịt bò thì hiếm).

Dị ứng đạm sữa bò thường không xảy ra ngay lập tức ngay khi con vừa sinh ra, mà thường khoảng 2-3 tháng sau, khi cơ thể con thu nạp đủ lượng protein vào và phân tích ra (một cách nhầm lẫn) đây là dị vật thì mới phát tín hiệu cho mẹ biết. Đó là lí do vì sao nhiều em bé trong mấy tháng đầu đời uống sữa công thức ngon lành, bỗng một ngày phát ra dị ứng. Đạm sữa bò (milk protein) gồm có 2 thành phần đạm chính là đạm whey và đạm casein.

Ngoài dị ứng đạm sữa bò, còn có 1 loại bất dung nạp sữa (mình không gọi là dị ứng) thấy khá phổ biến ở người lớn, triệu chứng thường nhẹ hơn, gọi là lactose intolerantbất dung nạp đường trong sữa. Các triệu chứng: tiêu chảy (thường gặp nhiều nhất), đầy bụng khó tiêu, đau bụng, buồn nôn… Đối với các bé nhỏ nếu bị lactose intolerant thì thường sẽ đi poo có bọt, nhầy lỏng, hơi chua. Bất dung nạp đường trong sữa ở mỗi người sẽ có 1 ngưỡng khác nhau. Có người ăn / uống ít sữa vẫn ổn, chỉ không nên uống quá nhiều thôi.

Có một số trường hợp các em bé luôn có sẵn dị ứng trong người nhưng chưa bao giờ bộc phát ra, cho đến khi lớn luôn. Bỗng một ngày gặp một tác nhân (trigger) đúng kiểu thiên thời địa lợi nhân hoà, thế là trở nên dị ứng. Ví dụ như: dị ứng bụi & mạt nhà, dị ứng hải sản, dị ứng hạt (nuts)… Vâng, ngoài dị ứng sữa hay thịt bò, hải sản, chúng ta còn có thể bị dị ứng 826 thứ khác, tí nữa mình sẽ cho xem.


VẬY DỊ ỨNG SỮA THÌ UỐNG SỮA GÌ?


1. Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (mẹ làm ơn kiêng cữ cho con nhờ)

2. Sữa gạo (Novalac, Modilac…) cho trẻ từ sơ sinh, mùi vị thơm béo như gạo rang xay

3. Sữa thuỷ phân toàn phần: như đã nói ở trên, 2 loại đạm trong sữa được break down thành các phân tử thật nhỏ, không còn là các chuỗi protein lớn, để cơ thể không nhận biết ra được và chấp nhận. Sữa TPTP có vị nhẫn đắng, mùi hơi tanh, có vị hơi mằn mặn khi uống, chứ không thơm ngon ngọt béo như sữa công thức bình thường. Nên người lớn mình thường thấy không ngon lành. Nhưng mình thấy các em bé được uống sữa này từ đầu thì không em nào chê cả (vì cũng có gì khác thay thế đâu mà chê). Các brand sữa TPTP: Nutrmigen, Pregestimil, Peptamen, Aptamil Pepti Junior…

4. Sữa thuỷ phân bán phần: tương tự như TPTP, nhưng dành cho bé dị ứng nhẹ hơn, mùi vị thơm ngon hơn, chỉ có vị hơi nhẫn một chút xíu xiu nhẹ. Hiện giờ phổ biến nhất là NAN Supreme

Meiji HP là một lựa chọn sữa dị ứng thơm ngon nhẹ nhàng dễ uống – tuy nhiên mình không rõ là thuỷ phân toàn phần hay bán phần.

5. Sữa acid amin: Dành cho các bé bị dị ứng rất nặng, dùng TPTP cũng không ổn, thì có thể thử sữa acid amin (là các phân tử còn được break down nhỏ hơn nữa). Vị sữa nhẫn, hơi tanh tương tự TPTP nhé. Sữa acid amin có các brand sau: Neocate, Puramino, Alfamino, …

6. Sữa dê: mình không khuyến khích vì có thể dị ứng chéo, vì vẫn có đạm sữa. Tuy nhiên, cũng có nhiều bé hợp.







Ngoài ra, còn có 3 dòng sữa đặc biệt này mình muốn thông tin thêm với các mẹ:

- Sữa cho bé bị bất dung nạp lactose, hay tiêu chảy: Enfamil Lactofree Care, NAN AL 110

- Sữa dành cho bé hay trào ngược, hay nôn trớ (nhưng không dị ứng): Enfamil AR, France Lait AR, Aptamil AR, Physiolac AR… túm lại tất cả các sữa có chữ AR. Trong các sữa này thường được trộn thêm bột bắp, để làm cho sữa khi đi vào bao tử của bé sẽ nhanh đặc lại, mau chìm nặng xuống dưới thì bé sẽ đỡ nôn trớ trở ngược ra

- Sữa dành cho bé có hệ tiêu hoá nhạy cảm: Enfamil Gentle Care, Similac Total Comfort, Frisolac Comfort. Riêng


DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ CÓ KHỎI KHÔNG?


Nếu càng phát dị ứng sớm thì càng có cơ hội khỏi sớm. Đa số các bé sẽ khỏi dần dị ứng khi lớn lên

- Nếu dưới 1 tuổi phát hiện con dị ứng, thường 30% sẽ khỏi khi được 1 – 3 tuổi.

- Hơn 50% các bé sẽ khỏi dị ứng khi được 5 tuổi.

- Dị ứng sữa có thể phức tạp hơn ở những bé mà gia đình có thành viên bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng,

Source: WebMD


Khi con bắt đầu ăn dặm, tầm 9 tháng trở đi mình bắt đầu thử dần những món có chế phẩm từ sữa, để thử phản ứng của cơ thể con và tập làm quen dần. Cứ thử từng ít một, nếu thấy biểu hiện dị ứng nhẹ ngoài da thì mình ngưng, đến khi lặn hết thì mình lại thử lại. Dần dần con sẽ ổn hơn. Còn nếu con có biểu hiện nặng thì mẹ ngưng luôn nhé.

Nếu con bị dị ứng có nghĩa là cơ địa con khá mẫn cảm, trong quá trình ăn dặm thì bố mẹ nên cẩn thận test dị ứng từ từ. Những món nguy cơ cao như: thịt bò, hải sản biển (tôm cua), cá biển.. bên chờ đến sau 1 tuổi hãy thử cho con ăn.

An hồi 10 tháng có 1 lần mình thử cho ăn tôm biển, đến tối thì bị dị ứng nổi mề đay khắp người, lại phải bê đi bệnh viện khám cấp cứu, mệt lắm cơ!

DỊ ỨNG CÓ THỂ LÀM XÉT NGHIỆM KHÔNG?


Có thể. Hiện tại theo mình biết ở VN có 2 cách làm phổ biến nhất là:

- Test lẩy da

- Xét nghiệm máu – mình cho con mình làm vào lúc 4 tháng, và kết quả là không dị ứng với thành phần nào cả. Sau này mình mới phát hiện ra là xét nghiệm máu cho trẻ dưới 1 tuổi không cho kết quả chính xác. Mà con lại còn đau nữa. Nếu trẻ lớn hơn thì có kết quả chính xác hơn. Một lần xét nghiệm máu dị ứng sẽ biết được chừng đây thứ: mạt nhà, bụi, chó, mèo, gián, đậu nành, trứng, bò, sữa, cá, tôm, bạch tuộc… Đây là kết quả xét nghiệm của An lúc 4 tháng, có dị ứng sữa nhưng kết quả không thể hiện, vẫn là âm tính




  



Đây là tất cả những gì mình biết về dị ứng sữa, hi vọng đầy đủ thông tin để các mẹ đỡ lo lắng và hoang mang. Tuy nhiên, không phải em bé nào có những triệu chứng kể trên đều dị ứng sữa. Nếu con có bất kỳ biểu hiện gì bất thường, điều đầu tiên cần làm là hãy đưa con đi bác sĩ!

- - - - -
Tu-Anh Nguyen
HeartWise® Parent Coach
Certified Positive Discipline Parent Educator
www.happyparenting.vn