Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen

#25 Đừng dạy con phân biệt - kỳ thị giới tính

September 04, 2020 Tu-Anh Nguyen Episode 25
Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen
#25 Đừng dạy con phân biệt - kỳ thị giới tính
Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen +
Become a supporter of the show!
Starting at $3/month
Support
Show Notes Transcript

“MÀU HỒNG LÀ MÀU CON GÁI, MÀU XANH LÀ MÀU CON TRAI” – CÓ NÊN TIẾP TỤC DẠY CON NHƯ VẬY?


Bắt đầu từ những tháng ngày mang thai, chắc hẳn ngay khi biết được giới tính của em bé trong bụng, dù vô tình hay cố ý, không ít cha mẹ có xu hướng lựa chọn mua sắm đồ dùng với màu sắc theo giới tính của con. Thêm vào đó, các thương hiệu và các cửa hàng cũng thường giới thiệu sản phẩm với hệ màu đặc trưng “Hồng là cho bé gái – Xanh là cho bé trai”. Cũng có một nhóm các phụ huynh chủ ý tìm kiếm lựa chọn những màu unisex cho con mình như vàng, cam hoặc xanh lá, nhưng lí do của họ chỉ đơn giản là vì “Không thích màu hồng / xanh dương”. 

Khi con lớn hơn, mọi người trong gia đình, đặc biệt là người lớn tuổi, thường hay nói với con trẻ những câu như ““Con trai ai lại mặc màu hồng”, hay “Con gái thì phải chơi búp bê chứ, xe cộ khủng long là của con trai thôi”, hoặc “Con trai chơi nấu bếp làm gì, phải chơi bắn súng chứ…” với mục đích định hướng những lựa chọn cá nhân của con trẻ cho “đúng” với lề lối nhận định xã hội, để khi ra đường con đỡ bị dèm pha chê cười là: “Con gái mà chơi trò con trai” hay “Con trai mà mặc đồ như con gái?”. Việc phân biệt giới tính (gender stereotype – nếu dịch theo nghĩa tiêu cực hơn là “kỳ thị giới tính”) qua các lựa chọn mang đậm tính cá nhân này liệu có giúp ích gì cho sự phát triển cũng như tương lai của con hay không?

Cùng nghe tập podcast này nhé


 

Support the show


- - - - -
Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych)
Ncs Tiến sĩ Tâm lý Nhi
Parent-Child Counselor
Parent Educator from Happy Parenting

➫ Facebook: https://facebook.com/tuanh.psych
➫ Instagram: https://www.instagram.com/happyparenting.vn
➫ Website: https://happyparenting.vn
➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com

____________________
©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen
©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up

#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn #lamchametichcuc #daycondungcach #tamlytre em #tamlynhi #tuanhnguyen

“MÀU HỒNG LÀ MÀU CON GÁI, MÀU XANH LÀ MÀU CON TRAI” – CÓ NÊN TIẾP TỤC DẠY CON NHƯ VẬY?

Bắt đầu từ những tháng ngày mang thai, chắc hẳn ngay khi biết được giới tính của em bé trong bụng, dù vô tình hay cố ý, không ít cha mẹ có xu hướng lựa chọn mua sắm đồ dùng với màu sắc theo giới tính của con. Thêm vào đó, các thương hiệu và các cửa hàng cũng thường giới thiệu sản phẩm với hệ màu đặc trưng “Hồng là cho bé gái – Xanh là cho bé trai”. Cũng có một nhóm các phụ huynh chủ ý tìm kiếm lựa chọn những màu unisex cho con mình như vàng, cam hoặc xanh lá, nhưng lí do của họ chỉ đơn giản là vì “Không thích màu hồng / xanh dương”. 
Khi con lớn hơn, mọi người trong gia đình, đặc biệt là người lớn tuổi, thường hay nói với con trẻ những câu như ““Con trai ai lại mặc màu hồng”, hay “Con gái thì phải chơi búp bê chứ, xe cộ khủng long là của con trai thôi”, hoặc “Con trai chơi nấu bếp làm gì, phải chơi bắn súng chứ…” với mục đích định hướng những lựa chọn cá nhân của con trẻ cho “đúng” với lề lối nhận định xã hội, để khi ra đường con đỡ bị dèm pha chê cười là: “Con gái mà chơi trò con trai” hay “Con trai mà mặc đồ như con gái?”. Việc phân biệt giới tính (gender stereotype – nếu dịch theo nghĩa tiêu cực hơn là “kỳ thị giới tính”) qua các lựa chọn mang đậm tính cá nhân này liệu có giúp ích gì cho sự phát triển cũng như tương lai của con hay không?
Xã hội bây giờ thay đổi nhanh hơn bao giờ hết, và hiện nay xu hướng toàn cầu là mọi người ngày một cởi mở hơn trong việc tiếp nhận cũng như tôn trọng sự khác biệt của từng cá thể, đặc biệt là về giới tính. Một cá nhân được quyền lựa chọn “khai báo” giới tính của mình là Nam / Nữ hoặc Không tiết lộ / Không xác định; là He / She hay là They. Vậy nếu chúng ta cứ tiếp tục “tiêm nhiễm” và đầu óc con trẻ những thông tin kỳ thị giới tính như hiện nay, thì có phải là rất không công bằng cho những đứa trẻ có đặc điểm khác biệt bẩm sinh, vì con không vừa vặn vào bất kỳ khuôn mẫu nào hay không? Nếu con thật sự khác biệt, mà vì phải làm vừa lòng định kiến của người lớn và xã hội, con không được sống thật với bản thân, phải kìm nén những cá tính riêng và không được thể hiện bản chất thật của mình, thì tương lai và cuộc sống tinh thần của con rõ ràng sẽ vô cùng tiêu cực và nhiều u uất.
Từ năm 2011, thương hiệu đồ chơi trẻ em Anh Quốc nổi tiếng thế giới Hamleys đã tự chuyển mình bằng cách không còn phân loại ra 2 tầng riêng: một tầng là đồ chơi dành cho bé gái với các bảng hiệu hồng, và một tầng là đồ chơi dành cho bé trai với các bảng hiệu xanh. Thay vào đó, họ chỉ còn những bảng hiệu miêu tả từng loại đồ chơi theo từng hạng mục như thú nhồi bông, xe cộ, mô hình,…
Sự thay đổi của Hamleys là do ảnh hưởng từ nhận định: “Sự phát triển của con trẻ sẽ bị ảnh hưởng không tốt nếu chúng chỉ được chơi với một loại đồ chơi nhất định vì bị giới hạn trong lựa chọn” của nhà khoa học về thần kinh học Laura Nelson.
 Trong nhiều gia đình khi bố mẹ chuẩn bị đón em bé thứ hai chào đời, từ quan sát và trò chuyện trong quá trình làm việc tư vấn phụ huynh, tôi nhận thấy có sự khác biệt như thế này: Ở các nhà có con đầu là bé gái, con thường rất háo hức với việc mình sẽ có em bé; còn ở các nhà có đầu là bé trai, con thường không nhiệt tình lắm với ý tưởng bố mẹ sẽ sinh em bé cho mình. Tôi tự hỏi, có phải là vì các bé gái thường được chơi búp bê nên con cảm thấy quen thuộc với ý tưởng bế ru và chăm sóc em bé nhỏ hơn không? 
Khi chúng ta chủ động đóng khuôn sự lựa chọn của con trẻ, con sẽ mất đi rất nhiều cơ hội trải nghiệm, khám phá và học hỏi. Thực tế là có rất nhiều bé trai thích trải nghiệm trò chơi nấu bếp từ khi còn nhỏ, vì con có niềm đam mê với công việc nấu nướng thật sự. Có phải hầu hết tất cả các đầu bếp nổi tiếng trên thế giới đều là đàn ông phải không? Khi phụ huynh giới hạn lựa chọn đồ chơi và trải nghiệm của con, điều này đồng nghĩa với việc con bị mất đi một cơ hội thử nghiệm và tìm ra năng khiếu của bản thân mình.
Vậy nên, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy trở thành những bậc cha mẹ văn minh hơn, cấp tiếp hơn, và hãy dạy con rằng: “Hồng là một màu sắc, Xanh cũng là một màu sắc. Vậy thôi!”

- - - - -
 Tu-Anh Nguyen
 HeartWise® Parent Coach
 Certified Positive Discipline Parent Educator
 www.happyparenting.vn