Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen

#53 Làm sao để dạy trẻ nhỏ biết chơi tự lập?

Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych.) Episode 53

 “Hãy hướng dẫn cách làm sao dạy cho con tôi (vài tháng tuổi) chơi tự lập?”

Sau đây là 4 bước hướng dẫn phụ huynh dạy cho một em bé cách chơi tự lập:

1. Ba mẹ biết thiết lập mong đợi thực tế (realistic expectations)

2. Hiểu về mốc phát triển của con

3. Hiểu tính khí bẩm sinh sẵn có của con

4. Khi nào con thấy an toàn và yên tâm con khắc tự chơi :)

 TRẺ NHỎ KHÔNG CẦN ĐỒ CHƠI NHIỀU, MÀ CẦN NGƯỜI CHƠI CÙNG

Trung bình, đến khoảng 6 tháng, một em bé dễ dãi nhất có thể tự mua vui cho bản thân trong khoảng 5 phút (bé nhỏ hơn thì thời gian càng ngắn hơn, ba mẹ nhé)

Một em bé có tính khí ôn hoà thì thường sẽ dễ tự mua vui cho bản thân, dễ xoa dịu hơn một em bé bẩm sinh có tính khí nhạy cảm, dễ bị kích thích, hay cảm thấy bất an.

Trước khi con có thể vô trạng thái chillax (chilling và relax), con cần cảm thấy an tâm và an toàn 100% với môi trường con đang sống và việc tương tác với ông bà, cha mẹ, bà vú, giúp việc xung quanh... 

Cảm giác an âm và an toàn ở trẻ nhỏ được củng cố khi người chăm sóc cung cấp cho con các phản hồi nhất quán. Tức là, nếu qua thời gian, con luôn cảm nhận được rằng: chắc chắn có một ai đó sẵn sàng trả lời khi con lên tiếng, hiểu rõ nhu cầu kết nối và đáp ứng cho con, thì con sẽ dần relax và dễ chịu hơn. 

Nghe thì ngược ngạo, nhưng sự thật là một em bé nếu càng hay quấy khóc mà càng được dỗ dành, trấn an bằng phản hồi tích cực và đồng nhất, càng về sau con càng calm và ôn hoà hơn. Còn nếu càng quấy khóc càng bị mặc kệ trong thời gian lâu dài, hoặc nhận được phản hồi không nhất quán (lúc này lúc khác theo hai thái cực cực đoan), con càng lớn sẽ càng bất an và càng quấy.

Trẻ lớn dần sẽ càng ngày càng phát triển nhận thức và càng muốn được kết nối và tương tác với ngừoi khác nhiều hơn. Các kết nối thần kinh và sự học hỏi của con được thiết lập qua việc tương tác 2 chiều với người đối diện. Chưa kể, nếu con đang trong giai đoạn wonder weeks, đang học hỏi kỹ năng mới thì lại càng khó chịu và đeo bám nhiều hơn.

 Vậy phải làm sao, làm sao, làm sao đây?

Con mình cũng có những giai đoạn quấy đòi bế nhiều, đến mức mình địu bé theo vòng vòng trong nhà.

Kiên nhẫn giải thích - khuyến khích - làm mẫu cho người cùng chăm sóc bé. Hậm hực không giải quyết được gì.

Bản thân phụ huynh cũng bớt căng thẳng vì áp lực “tập cho con chơi một mình”: nếu ba mẹ thoải mái, con sẽ cảm nhận dc năng lượng tích cực đó và dần thoải mái hơn. 

Tạo một môi trường chơi an toàn, có các kích thích giác quan (nhìn nghe sờ chạm..) phù hợp với kỹ năng và độ tuổi của con. Không cần phải có cả núi đồ chơi, hãy cất bớt đi 1/2, bày ra 1/2 thôi, con chơi chán thì cất mớ đó đi rồi lấy cái trong tủ ra. Đổi xoay vòng như vậy thì con sẽ cảm thấy lúc nào cũng có đồ chơi mới.

 Ngoài ra, phụ huynh hãy lưu tâm về việc phát triển tương tác ở trẻ nhỏ: Bé càng lớn, giai đoạn 18-24 tháng càng muốn tương tác nhiều với mọi người hơn.

Support the show


- - - - -
Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych)
Ncs Tiến sĩ Tâm lý Nhi
Parent-Child Counselor
Parent Educator from Happy Parenting

➫ Facebook: https://facebook.com/tuanh.psych
➫ Instagram: https://www.instagram.com/happyparenting.vn
➫ Website: https://happyparenting.vn
➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com

____________________
©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen
©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up

#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn #lamchametichcuc #daycondungcach #tamlytre em #tamlynhi #tuanhnguyen

People on this episode